Với mỗi doanh nghiệp, vốn điều lệ là thông tin khá cơ bản cần công bố ra bên ngoài. Thời điểm thành lập, vốn điều lệ là gì? Hay cách tính vốn điều lệ với nhiều người là thông tin khá mới mẻ. Nếu bạn cũng đang cần tìm hiểu những thông tin trên hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.
Danh Mục
Vốn điều lệ là gì?
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản của các thành viên, chủ sở hữu trong công ty góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty như công ty hợp danh hay công ty trách nhiệm hữu hạn. Vốn điều lệ cũng là tổng mệnh giá cổ phần đăng ký mua hoặc đã bán khi thành lập công ty cổ phần.
Trong Luật Doanh nghiệp năm 2020 có quy định về các loại tài sản dùng góp vốn vào công ty. Cụ thể là: ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, tiền Việt Nam, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất, bí quyết kỹ thuật, công nghệ, tài sản khác được định giá bằng đồng Việt Nam.
Cách tính vốn điều lệ
Cách tính vốn điều lệ ở mỗi hình thức thành lập công ty có sự khác biệt, cụ thể như sau:
Công ty TNHH 1 thành viên
Điều 74 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định như sau:
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản được chủ sở hữu cam kết góp, được ghi trong điều lệ công ty. Chủ sở hữu phải góp đúng và đủ loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập công ty trong 90 ngày tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty TNHH hai thành viên trở lên
Điều 48 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định:
Vốn điều lệ công ty TNHH hai thành viên trở lên là tổng giá trị vốn góp các thành viên cam kết góp vào khi thành lập công ty.
Thành viên buộc phải góp vốn góp đúng và đủ loại tài sản như đã cam kết trong vòng 90 ngày tính từ ngày có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu muốn góp loại tài sản khác với cam kết cần có sự đồng ý của các thành viên còn lại. Trong thời hạn trên thành viên có nghĩa vụ và quyền tương ứng với phần vốn góp.
Công ty cổ phần
Khoản 1 điều 111 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:
Vốn điều lệ công ty cổ phần chính là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán ở thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, là tổng giá trị cổ phần được đăng ký mua và ghi trong điều lệ công ty.
Sự khác biệt giữa vốn điều lệ và vốn pháp định
Bạn có thể tham khảo thêm sự khác biệt của vốn điều lệ với vốn pháp định qua bảng dưới đây:
Tiêu chí | Vốn pháp định | Vốn điều lệ |
Định nghĩa | Là số vốn cần có để thành lập doanh nghiệp, do cơ quan có thẩm quyền đưa ra, có thể thực hiện dự án khi thành lập công ty. Vốn pháp định tùy lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh sẽ có sự khác nhau nhất định.
|
Là tổng giá trị tài sản do các thành viên cam kết, góp vào khi thành lập công ty hợp danh và công ty trách nhiệm hữu hạn. Nó cũng chính là giá trị mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua hoặc bán khi thành lập công ty cổ phần. |
Đặc điểm |
|
|
Ngành nghề quy định | Các ngành nghề cần vốn đầu tư cao đó là: bất động sản, ngân hàng,… | Áp dụng với tất cả các ngành trừ ngành được pháp luật quy định về vốn pháp định. |
Nên đăng ký vốn điều lệ cao hay thấp?
Vốn điều lệ cao hoặc thấp không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn điều lệ thường chỉ ảnh hưởng đến lệ phí môn bài mà công ty cần đóng. Cụ thể như sau:
Stt | Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư | Lệ phí môn bài phải nộp |
1 | Các doanh nghiệp có vốn điều lệ/ vốn đầu tư > 10 tỷ đồng. | 03 triệu đồng/năm. |
2 | Doanh nghiệp có vốn điều lệ/ vốn đầu tư ≤ 10 tỷ đồng. | 02 triệu đồng/năm. |
3 | Văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác. | 01 triệu đồng/năm. |
Trong năm có 2 thời điểm nếu thành lập doanh nghiệp phí môn bài có sự khác nhau:
- Trong 6 tháng đầu năm doanh nghiệp phải đóng 100% phí môn bài theo quy định.
- Trong 6 tháng cuối năm doanh nghiệp chỉ cần đóng 50% phí môn bài theo quy định.
Thế nhưng cũng cần lưu ý vốn điều lệ là sự cam kết bằng vật chất của thành viên doanh nghiệp với đối tác, khách hàng. Vì vậy:
- Vốn điều ở ở mức thấp/quá thấp: khi ấy trách nhiệm của thành viên giảm xuống, khó tạo niềm tin với khách hàng.
- Vốn điều lệ cao/quá cao: trách nhiệm vật chất tăng khiến thành viên góp vốn phải chịu tính rủi ro cao hơn. Tuy vậy bạn có thể dễ dàng được đối tác tin tưởng, nhất là trong hoạt động đấu thầu.
Bởi vậy khi đăng ký vốn điều lệ doanh nghiệp cần lưu ý tới một số yếu tố như: quy mô kinh doanh, khả năng tài chính, định hướng phát triển,…
Vai trò cơ bản của vốn điều lệ trong công ty
Trong mỗi doanh nghiệp, vốn điều lệ có vai trò sau:
- Có thể dùng xác định tỷ lệ vốn góp hoặc sở hữu cổ phần của thành viên/cổ đông trong công ty. Từ đó giúp phân chia quyền, lợi ích, nghĩa vụ của các thành viên/cổ đông trong công ty.
- Xác định điều kiện kinh doanh với ngành/nghề kinh doanh có điều kiện.
- Vốn điều lệ cũng là cam kết mức trách nhiệm của các thành viên bằng vật chất với đối tác, khách hàng và với các doanh nghiệp tương đương.
Vốn điều lệ 1 tỷ nộp thuế môn bài bao nhiêu?
Hiện nay các tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa có mức thu lệ phí môn bài cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ/ vốn đầu tư > 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm.
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ/vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm.
- Các chi nhánh, địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm.
Lưu ý:
Các doanh nghiệp thành lập sau ngày 25/02/2020 quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP được miễn phí môn bài trong năm đầu sau thành lập hay sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12).
Với những chia sẻ trên đây về việc đăng ký vốn điều lệ cho doanh nghiệp hy vọng có thể hữu ích cho bạn khi đang cần tìm hiểu về vấn đề này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc liên quan hãy để lại bình luận dưới đây để sớm được giải đáp nhé.
Thông tin bài viết được biên tập bởi: thitruongtaichinh.vn