Tài chính được biết đến là tài sản có tính thanh khoản, giá trị của nó tới từ quyền được thể hiện trong hợp đồng hay quyền sở hữu thứ gì đó. Một số ví dụ về tài chính có thể kể đến như: trái phiếu, cổ phiếu, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Vậy nhưng không ít người vẫn chưa hiểu tài chính là gì? Tài chính có chức năng gì? Bài viết dưới đây giúp các bạn hiểu rõ về vấn đề này.
Danh Mục
Tài chính là gì?
Tài chính có thể hiểu là sự vận động của vốn tiền tệ, diễn ra tại các chủ thể trong xã hội. Nó phản ánh các mối quan hệ kinh tế nảy sinh khi phân phối các nguồn tài chính qua tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ với mục tiêu đáp ứng nhu cầu của chủ thể trong xã hội.
Tài chính bao gồm quỹ tiền tệ được xây dựng bởi nhà nước nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được đề ra. Tài chính không phải tiền tệ tuy vậy các quỹ tiền tệ được xây dựng bởi nhà nước là biểu hiện bên ngoài của tài chính.
Cũng có thể hiểu tài chính là một hiện tượng có sự vận động độc lập, tương đối của tiền tệ với phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ trong quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ đại diện cho sức mua nhất định của các chủ thể kinh tế, xã hội.
Chức năng của tài chính là gì?
Có thể kể đến một số chức năng chính của tài chính đó là:
Chức năng huy động
Đó là khả năng tạo lập nguồn tài chính, tổ chức, khai thác nguồn tài chính với nhu cầu phát triển kinh tế. Muốn huy động vốn cần tuân thủ cơ chế thị trường, quan hệ giữa giá cả, cung, cầu của vốn.
Chức năng phân phối
Chức năng phân phối cũng có thể hiểu là khả năng khách quan từ phạm trù tài chính. Con người nhận thức, vận dụng khả năng khách quan nhằm mục tiêu phân phối của cải xã hội với hình thức giá trị.
Chức năng giám sát
Chức năng này giúp kiểm tra sự vận động của nguồn tài chính khi tạo lập, dùng quỹ tiền tệ. Qua chức năng này để điều chỉnh, kiểm tra quá trình phân phối tổng sản phẩm dưới hình thức giá trị, đặc biệt thích hợp với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội ở các thời kỳ. Đồng thời qua đó kiểm tra một số chế độ tài chính của nhà nước.
Những điều cần biết về tài chính
Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo một số thông tin hữu ích về vai trò của tài chính như:
Công cụ phân phối sản phẩm quốc dân
Qua quá trình phân phối lần đầu cũng như phân phối lại của tài chính hình thành quỹ tiền tệ cho các khâu của hệ thống tài chính. Quỹ tiền tệ sau khi hình thành dùng để thực hiện mục tiêu của các chủ thể trong xã hội.
Công cụ quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Ngoài chức năng phân phối, tài chính còn có mục tiêu quan trọng hơn là quản lý, điều tiết vĩ mô ở các mặt sau:
- Tác động tới quan hệ kinh tế để vận động theo định hướng của Nhà nước.
- Hướng dẫn sản xuất kinh doanh, tổ chức kinh tế xã hội phù hợp với chính sách kinh tế của Nhà nước.
- Kiểm soát, điều chỉnh quan hệ kinh tế để thích ứng với biến động của nền kinh tế.
- Nhà nước không can thiệp vào hoạt động tài chính của chủ thể kinh tế mà can thiệp qua luật tài chính, chính sách tài chính cũng như công cụ tài chính nhằm điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Ngân sách Nhà nước
Đây là khâu tài chính quan trọng của hệ thống tài chính, là cơ sở thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Ngân sách cần được xây dựng để đủ tiềm lực, là chỗ dựa cho việc thực thi các quan hệ điều tiết. Ngân sách điều tiết vĩ mô kinh tế qua một số công cụ như: thuế, tài trợ, quỹ dự trữ quốc gia.
Thuế là công cụ điều tiết kinh tế hiệu quả và linh hoạt. Thuế thực hiện điều tiết qua việc xác lập hệ thống các loại thuế khác nhau, chế độ ưu đãi hay miễn giảm thuế với mục đích tác động vào các mối quan hệ kinh tế để thực hiện mục tiêu do Nhà nước đề ra.
Chính sách tài trợ
Các hình thức, biện pháp tài trợ trọng điểm giúp khuyến khích hình thành, phát triển các ngành kinh tế vì lợi ích quốc gia. Tài trợ bằng nhiều cách khác nhau như: giảm thuế, hưởng lãi suất ưu đãi, trợ giá, bù lỗ, hỗ trợ đầu tư,…
Quỹ dự trữ tài chính quốc gia
Đây là công cụ tài chính nhằm đảm bảo cho kinh tế được vận hành thuận lợi. Nhờ quỹ ngày nhà nước có thể ứng phó với các biến động, bất lợi. Đồng thời nhanh chóng phục hồi nền kinh tế nếu có thiệt hại.
Tốt nghiệp ngành tài chính thì ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành tài chính ngân hàng, cử nhân ngành này có thể đảm nhận các vị trí sau đây:
- Chuyên viên kinh doanh tiền tệ, phụ trách tài chính, phân tích tài chính doanh nghiệp ở các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, các công ty tài chính đa quốc gia, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán.
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng ở các công ty, ngân hàng.
- Làm việc tại các cơ quan, công ty với vai trò cán bộ thuế, phụ trách tiền lương, làm việc tại công ty bảo hiểm, chứng khoán.
- Các cá nhân có năng lực công tác tại ngân hàng, doanh nghiệp với vị trí: giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, tổng giám đốc,…
Ví dụ về bản chất của tài chính
Bạn có thể tham khảo thêm một số ví dụ về bản chất của tài chính như sau:
- Các doanh nghiệp nộp thuế phí vào ngân sách nhà nước.
- Các doanh nghiệp thanh toán hợp đồng mua bán sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa, các khoản tín dụng, tiền phạt khi vi phạm hợp đồng kinh tế.
- Ngân sách nhà nước phân phối lại quỹ nhằm cấp phát, tài trợ vốn cho doanh nghiệp, cấp phát tài chính cho các đơn vị sự nghiệp, cơ quan hành chính.
- Nhân dân nộp thuế vào ngân sách hoặc nhận trợ cấp ngân sách của nhà nước.
- Doanh nghiệp có nhu cầu cần vốn đầu tư có thể huy động thêm vốn bằng cách phát hành trái phiếu, cổ phiếu bán tại thị trường chứng khoán.
- Ngân sách nhà nước cũng có thể huy động vốn trên thị trường tài chính bằng phát hành trái phiếu chính phủ bán ra thị trường chứng khoán nhằm tăng vốn cho ngân sách.
Như vậy từ các ví dụ trên có thể thấy được rằng tiền tệ chính là cách biểu hiện của tài chính. Các hiện tượng tài chính phát sinh thì vốn tiền tệ từ quỹ tiền tệ của chủ thể này tới chủ thể khác sẽ làm thay đổi chủ thể vốn tiền tệ, từ đó nảy sinh quan hệ kinh tế.
Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến các bạn một số thông tin giúp hiểu rõ tài chính là gì cũng như những chức năng cơ bản của tài chính. Nắm rõ được các thông tin này giúp bạn có thể hoạch định, xác định tài chính hay nguồn tài chính một cách dễ dàng, chính xác.
Thông tin bài viết được biên tập bởi: thitruongtaichinh.vn