Chỉ số ROS giúp đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và cả nền kinh tế quốc dân. Vậy chỉ số ROS là gì? Công thức tính ROS như thế nào? Chỉ số ROS là bao nhiêu tốt? Bài viết dưới đây chúng tôi giúp các bạn lý giải rõ hơn về vấn đề này để tiện tham khảo.
Danh Mục
ROS là gì?
Return On Sales viết tắt là ROS, là tỷ số lợi nhuận trên doanh thu, cũng chính là tỷ suất sinh lời trên doanh thu, suất sinh lời của doanh thu. Chỉ số này sẽ giúp bạn hiểu rõ nếu như doanh nghiệp thu được 100 đồng doanh thu sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Ví dụ ROS =50% nghĩa là 1 đồng doanh thu thuần bỏ ra thu được 1 đồng lợi nhuận sau thuế.
Chỉ số ROS cũng thể hiệu hiệu quả từ việc quản lý và kiểm soát chi phí của doanh nghiệp. ROS càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động tốt và có khả năng sinh lời lớn.
Ví dụ cụ thể về chỉ số ROS
Để hình dung rõ hơn về chỉ số ROS bạn có thể tham khảo ví dụ cụ thể dưới đây:
Tỷ số ROS của công ty Cổ phần Đầm Sen Nước (mã DSN)
Nhận xét:
Qua quan sát có thể thấy từ năm 2014 đến năm 2017 tỷ số ROS của doanh nghiệp này thường ở mức từ 41 đến 45%. Đây là một tỷ số doanh thu rất lớn, là kiểu kinh doanh bán 1 được lời 1 mà có người nhắc tới. Chỉ số này thể hiện công ty DSN đang làm ăn rất tốt, thậm chí còn có xu hướng độc quyền. Nếu như giá không ở mức quá cao thì đây sẽ là cổ phiếu xứng đáng để đầu tư trong thời gian dài.
Từ ví dụ này chắc chắn bạn có thể hiểu ROS là gì và thực hiện nay nếu muốn. Thế nhưng để thành công bạn cần hiểu cả về định giá cổ phiếu.
Công thức tính chỉ số ROS
Khi cần bạn có thể tính chỉ số ROS từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp được công bố định kỳ theo quý, theo năm. Chỉ số ROS được tính theo kỳ: quý, tháng, năm bằng việc lấy lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia doanh thu của kỳ ấy. Công thức tính cụ thể như sau:
- ROS = Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần x 100%
Đơn vị tính của ROS là %.
Chỉ số ROS có ý nghĩa gì ?
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu có vai trò quan trọng khi đánh giá hiệu suất hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nhất là đánh giá quản lý chi phí: quản lý doanh nghiệp, bán hàng mang đến doanh thu lớn nhất và tiết kiệm chi phí nhất.
Doanh thu thuần là số dương nên kết quả chỉ số ROS âm hoặc dương thường phụ thuộc rất lớn vào kết quả lợi nhuận sau thuế. Cụ thể như sau:
- Nếu chỉ số ROS âm tức là doanh nghiệp đang kinh doanh thua lỗ, nó cũng cho thấy các nhà quản lý không kiểm soát được chi phí kinh doanh như: chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí đầu vào, bán hàng.
- Trường hợp tỷ số lợi nhuận trên doanh thu dương là doanh nghiệp kinh doanh có lãi, khi nó càng lớn tức là công ty đang hoạt động rất tốt.
Thế nhưng giá trị chỉ số ROS cũng phụ thuộc vào đặc điểm của các ngành nghề kinh doanh khác nhau. Bạn cũng có thể so sánh giá trị tỷ số ROS với trung bình chung của ngành nghề ấy để đưa ra đánh giá chính xác nhất.
Hướng dẫn cách đọc và phân tích chỉ số ROS
Mỗi ngành có Return On Sales trung bình ngành không giống nhau do đó bạn có thể đánh giá ROS qua chỉ số tốt hơn trung bình của ngành. Trường hợp đánh giá ROS độc lập, ROS >10% tức là công ty rất vững mạnh.
Để đánh giá xu hướng ROS ổn công ty cần duy trì tỷ số ROS ổn định thường xuyên hoặc tăng theo thời gian. Bạn cũng có thể đánh giá ROS của công ty từ 3- 5 năm.
Ngoài ra ROS cũng phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của công ty. Nếu bạn thấy ROS âm bạn sẽ mặc định công ty làm ăn thua lỗ. Đây là điều không tốt nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ vì chiến lược của doanh nghiệp.
Return On Sales tăng trưởng khi doanh nghiệp kinh doanh tốt hơn: tạo được uy tín với khách hàng, chiếm lĩnh nhiều thị phần, tăng cường quảng cáo thúc đẩy khả năng kinh doanh.
Vẫn có trường hợp doanh nghiệp theo chu kỳ hoặc đột biến. Nguyên nhân là bởi doanh nghiệp kinh doanh đúng tiến độ, chu kỳ được đề ra và khi ấy lợi nhuận sẽ tăng trưởng nhanh chóng.
Mối quan hệ giữa ROS – ROA – ROE
Căn cứ vào các ROA, ROE, ROS có thể đánh giá xem công ty hoạt động hiệu quả hay không. ROS là lợi nhuận/doanh thu căn cứ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó ROA và ROE lấy ở bảng cân đối kế toán. Các chỉ số này cần có mức độ tương đồng về xu hướng với nhau.
Ngoài ra tỷ số ROS cũng như số vòng quay tài sản thường có xu hướng ngược nhau. Chính vì vậy khi đánh giá chỉ số này người phân tích tài chính cần tìm hiểu nó khi kết hợp cùng số vòng quay tài sản.
- ROS = Lợi Nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần.
- Vòng Quay tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản.
- ROA = Lợi nhuận sau thuế/ Tổng Tài sản.
- ROE = Lợi nhuận sau Thuế/ Vốn Chủ Sở Hữu .
Qua bài viết trên đây chắc các bạn đã hiểu được ROS là gì cũng như các thông tin liên quan tới chỉ số ROS. Chỉ số này đóng vai trò quan trọng liên quan đến hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp. Mong rằng từ những thông tin trên có thể giúp bạn đánh giá chính xác về doanh nghiệp đồng thời đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.
Thông tin bài viết được biên tập bởi: thitruongtaichinh.vn