Nếu đã và đang chơi cổ phiếu hẳn bạn từng nghe thấy thuật ngữ P/E. Nhiều người nói rằng P/E là chỉ số tài chính được dùng để định giá cổ phiếu. Vậy thực chất p/e là gì? Chỉ số p/e như thế nào mới tốt? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời cụ thể và chính xác về vấn đề này nhé.
Danh Mục
Chỉ số p/e là gì?
Chỉ số p/e được viết tắt từ thuật ngữ Price to Earning ratio, là chỉ số đánh giá mối quan hệ của cổ phiếu và thu nhập trên 1 cổ phiếu.
Ý nghĩa của P/E
Chỉ số p/e là giá bạn bỏ ra cho 1 đồng lợi nhuận nhận được từ cổ phiếu. Cũng có thể hiểu p/e là nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu cho 1 đồng lợi nhuận.
Ngoài ra chỉ số p/e cũng có ý nghĩa ở những trường hợp cụ thể nhất định:
Chỉ số P/E thấp
Trường hợp này cổ phiếu bị định giá thấp.
- Công ty đang gặp một số vấn đề về kinh doanh, tài chính.
- Công ty xuất hiện lợi nhuận đột biến, có thể do bán tài sản.
- Công ty ở đỉnh chu kỳ kinh doanh cổ phiếu theo chu kỳ.
Chỉ số P/E cao
Lúc này cổ phiếu đang được định giá cao.
- Công ty có chỉ số p/e cao tương lai sẽ rất ổn.
- Chỉ số p/e cao cũng có nghĩa lợi nhuận ít và mang tính tạm thời.
- Công ty đang ở vùng đáy của chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu.
Công thức tính P/E
Bạn có thể tính chỉ số p/e bằng công thức sau đây:
- P/E = Giá thị trường của cổ phiếu (Price)/Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS).
Trong đó:
- P = Price = Market Price: Giá thị trường ở thời điểm giao dịch.
- EPS = Earning Per Share: Lợi nhuận ròng trên 1 cổ phiếu.
EPS = (Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức cổ phiếu ưu đãi) / Tổng số cổ phiếu thường đang lưu hành).
Cách đánh giá chỉ số P/E
Chỉ số p/e thực sự có tác dụng nếu ở trong hoàn cảnh và điều kiện như nhau. Nhưng chỉ số này cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan như: lợi thế cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng, độ an toàn hoặc rủi ro về tài chính, ngành nghề kinh doanh. Hoặc cũng có thể bị ảnh hưởng bởi điều kiện vĩ mô như: lãi suất, lạm phát hay tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước.
- Nếu điều kiện tài chính, kinh doanh, vĩ mô như nhau thì khi ấy chỉ số p/e càng thấp càng có lợi.
- Dựa vào chỉ số này cũng có thể đánh giá công ty có phát triển không. Nếu tăng trưởng từ 5 đến 7% mà p/e vẫn đang rất cao nghĩa là giá cổ phiếu quá cao.
- Chỉ số p/e của ngành như thế nào? So sánh p/e của công ty điện lực với p/e của công ty kỹ thuật là điều không cân xứng và vô nghĩa.
- Lãi suất trái phiếu và mức độ lạm phát ngược chiều với chỉ số p/e.
- Các rủi ro của doanh nghiệp như: nợ, khả năng xâm nhập ngành, hay rủi ro về quản trị cũng ảnh hưởng tới chỉ số p/e .
Tuy vậy nếu như nhà đầu tư chứng khoán chỉ đơn thuần dùng p/e nên xem xét các doanh nghiệp đang có p/e < 1/lãi suất ngân hàng.
Ví dụ về cách đánh giá chỉ số p/e
Thời điểm lãi suất ngân hàng là 6,5% và p/e < 15.4 nhưng để an toàn bạn có thể hạ thấp hơn nữa, chẳng hạn p/e < 10.
Chỉ số p/e từ 5-12 là bình thường, khi mua cổ phiếu với chỉ số p/e cao khi mà kinh tế Việt Nam có chỉ số p/e >15 bạn cần chắc chắn đây là công ty uy tín hoặc định giá cổ phiếu căn cứ vào tiêu chí khác.
Chỉ số p/e cao thường rủi ro hơn p/e thấp. P/E cao thường ở các công ty tăng trưởng còn p/e thấp là đặc tính dễ thấy của cổ phiếu giá trị.
Ví dụ về cách tính chỉ số P/E
Bạn cũng có thể hình dung cách tính chỉ số p/e qua ví dụ dưới đây:
Giá cổ phiếu của Vinamilk bán trên thị trường chứng khoán là 150.000 đồng, thu nhập từ mỗi cổ phiếu là 7.500đ khi ấy chỉ số p/e là: 20 ( =150.000 / 7.500).
- Điều đó có nghĩa là nhà đầu tư sẵn lòng trả 20 đồng cho 1 đồng lợi nhuận của Vinamilk kiếm được trong năm.
- Nếu như chỉ số p/e giảm xuống chỉ còn 10 tức là nhà đầu tư chỉ trả 10 đồng cho 1 đồng lợi nhuận.
- Đơn giản hơn có thể hiểu rằng: P/E = Số năm hòa vốn (Nếu lợi nhuận không đổi).
P/E là số liệu được tính toán căn cứ vào số liệu của 4 quý liền nhau. Nhà đầu tư cần phải phân biệt được 2 loại P/E:
- Loại lấy thu nhập 4 quý trước đó được gọi là Trailing p/e.
- Loại nữa là dự báo thu nhập 4 quý tiếp theo gọi là P/E dự phóng hay forward P/E . Nếu nói đơn giản về P/E nên hiểu là trailing P/E.
Trong trường hợp P/E của Vinamilk là 20, một con số khá hợp lý nhưng năm sau Vinamilk tăng trưởng 30%, khi ấy forward P/E là 15.4, con số này được đánh giá là khá rẻ.
Với những chia sẻ trên đây của chúng tôi chắc chắn bạn đã hiểu được P/E là gì? Đồng thời qua đó có cái nhìn chính xác và đưa ra quyết định đúng đắn khi đầu tư cổ phiếu nào là phù hợp và có lợi nhất cho mình.
Thông tin bài viết được biên tập bởi: thitruongtaichinh.vn