Công nghệ Blockchain hiện đang được coi như xu hướng mới của thời đại và được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Vậy blockchain là gì và công nghệ này có những đặc điểm, cách thức hoạt động ra sao?
Danh Mục
Blockchain là gì?
Blockchain chính là công nghệ chuỗi – khối, cho phép truyền tải dữ liệu một cách nhanh chóng và an toàn dựa trên hệ thống mã hóa phức tạp, tương tự như cuốn sổ cái kế toán của doanh nghiệp.
Mỗi khối (block) đều có chứa đầy đủ những thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết với khối thông tin trước đó, kèm theo đó là một mã thời gian và dữ liệu để giao dịch.
Các dữ liệu khi đã được mang vào hệ thống và mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào có thể thay đổi được. Blockchain được thiết kế nhằm mục đích chống lại việc gian lận hoặc thay đổi dữ liệu.
Phân loại Blockchain
Nhằm đáp ứng được nhiều tiêu chí của các đơn vị tổ chức khác nhau, công nghệ Blockchain được phát triển theo 3 loại cơ bản nhất đó là:
- Public Blockchain: Tất cả mọi dữ liệu trên công nghệ Blockchain được công khai để mỗi người có thể dễ dàng theo dõi được dữ liệu nếu họ muốn.
- Private Blockchain: Người dùng chỉ có được quyền đọc dữ liệu và không có quyền ghi hay thay đổi dữ liệu vì điều này hoàn toàn thuộc về bên tổ chức thứ ba tuyệt đối tin cậy.
- Permissioned Blockchain (hay còn gọi với tên khác là Consortium): đây là sự kết hợp giữa 2 loại Public và Private Blockchain.
Các đặc điểm nổi trội của công nghệ Blockchain
Dù là loại blockchain nào thì công nghệ này vẫn có những đặc điểm nổi trội cơ bản như sau:
- Không thể làm giả và hoàn toàn không thể hủy bỏ các chuỗi Blockchain: Trên lý thuyết thì chỉ có máy tính lượng tử mới có thể giải được mã Blockchain và công nghệ Blockchain chỉ có thể biến mất khi không còn Internet.
- Bảo mật: Các thông tin và dữ liệu trong Blockchain sẽ được phân tán, đảm bảo an toàn tuyệt đối.
- Bất biến:Tất cả dữ liệu trong Blockchain là không thể sửa hoặc nếu có thể sửa thì để lại dấu vết và sẽ được lưu trữ mãi mãi.
- Minh bạch: Tất cả mọi người đều dễ dàng theo dõi dữ liệu trên công nghệ Blockchain đi từ địa chỉ này tới địa chỉ khác và thống kê lại toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó.
- Hợp đồng thông minh: Đây là một loại hợp đồng kỹ thuật số được nhúng vào đoạn code if-this-then-that (IFTTT) để cho phép chúng tự thực thi mà không cần phải đợi lệnh từ bên thứ ba.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống Blockchain
Blockchain được xem như nền tảng cho nhiều ứng dụng mới ra đời, nó hoạt động theo những nguyên lý như sau:
Nguyên lý mã hoá
Hệ thống Blockchain đã được thiết kế theo cách không yêu cầu sự tin cậy và bảo đảm bởi độ tin cậy thông qua các hàm mã hóa toán học vô cùng đặc biệt.
Để có thể thực hiện những giao dịch trên Blockchain thì người dùng bắt buộc cần phải có Ví tiền điện tử.
Ví tiền điện tử sẽ bảo vệ bằng một phương pháp mã hóa tối ưu bằng cách sử dụng một cặp khóa bảo mật duy nhất đó là: khóa riêng tư là Private – key và khóa công khai là Public – key.
Nếu như một thông điệp đã được mã hóa bằng một khóa công khai cụ thể thì người dùng chỉ có thể giải mã và đọc nội dung của thông điệp khi khoá riêng tư và khoá công khai này đã là một cặp.
Quy tắc của sổ cái
Hệ thống Blockchain chỉ có thể ghi lại mỗi giao dịch được yêu cầu chứ hoàn toàn không theo dõi số dư tài khoản. Số dư tài khoản của người dùng sẽ được lưu giữ bởi các nút trong Blockchain, bởi mỗi nút đều đang lưu giữ lại một bản sao của sổ kế toán.
Do đó, để biết số dư của từng khách hàng trên ví điện tử luôn cần xác thực và xác nhận tất cả các lịch sử giao dịch đã diễn ra trên mạng lưới mà có liên quan tới ví điện tử của mình.
Nguyên lý tạo khối
Các giao dịch sau khi đã được gửi lên mạng lưới Blockchain sẽ được hệ thống phân loại vào các khối. Các giao dịch ở trong cùng 1 khối (block) cũng được xảy ra cùng thời điểm.
Ngược lại, các giao dịch chưa được thực hiện ở trong 1 khối được thì coi là chưa được xác nhận.
Thuật toán bảo mật Blockchain
Các giao dịch trên mạng lưới Blockchain được bảo vệ bởi những thuật toán tin học. Khi mỗi block có chứa một tham chiếu đến khối trước đó, thì đây là một vấn đề toán học cần được giải quyết để tiếp truyền khối sau tới mạng lưới.
Do vậy, rất khó để tính toán trước được một loạt block bởi nó cần phải tính ra một số lượng lớn các số ngẫu nhiên cần thiết để có thể giải quyết một khối và đặt nó tại Blockchain.
Xu hướng của công nghệ Blockchain trong tương lai
Hiện nay, công nghệ Blockchain được xem như là công nghệ tương lai và có những bước tăng trưởng nhất định và nó được dự đoán sẽ có những xu thế như:
- Xu hướng được ưa chuộng hơn: Blockchain hứa hẹn sẽ làm giảm bớt tình trạng lừa đảo online vì giờ đây đã có sự can thiệp của nhà nước trong lĩnh vực này.
- Bitcoin và các loại tiền ảo khác vẫn có thể được tiếp tục phát triển trên nền tảng công nghệ Blockchain.
- Mở rộng các ứng dụng: Blockchain đã và đang xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, có tiềm năng được ứng dụng vào nhiều hoạt động quản lý nhà nước, bầu cử và cả các ngành khác.
- Xu hướng bùng nổ game trên nền tảng Blockchain: Sự đổi mới của các trò chơi được xây dựng trên Blockchain ngày càng thu hút được nhiều nhà đầu tư.
Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn cũng đã biết Blockchain là gì và các thông tin liên quan đến công nghệ này. Nếu bạn thấy bài viết hay và hữu ích thì đừng quên chia sẻ cho bạn bè mình cùng đón đọc nhé.
Thông tin bài viết được biên tập bởi: thitruongtaichinh.vn